Có bao nhiêu loại bàn nâng xe máy? Giá bàn nâng xe máy bao nhiêu?
Bàn nâng xe máy là gì?
Cũng giống như cầu nâng 2 trụ tại các tiệm sửa chữa ô tô chuyên nghiệp. Bàn nâng xe máy là thiết bị nâng hạ xe chuyên dụng hỗ trợ quá trình sửa chữa trong tại các tiệm sửa chữa chuyên nghiệp. Thiết bị cho khả năng nâng xe cao, tạo khoảng thoáng để có thể sửa chữa xe dễ dàng.
Bàn nâng xe máy có cấu tạo gồm một số bộ phận chính như sau:
- – Mặt bàn chính: là một tấm thép lớn, chính là nơi để cho xe đứng lên.
- – Bàn dẫn xe lên xuống: phần này gần như phần “đuôi” được nối với bàn nâng chính. Nó có độ nghiêng vừa phải giúp dắt xe lên xuống dễ dàng.
- – Bộ phận đẩy xe lên xuống: hay chính là ty nâng. Thiết bị này kết hợp cùng với dầu thủy lực sẽ giúp nâng xe lên khi có tác động của người điều khiển.
- – Phần khung đỡ: phần khung cố định được làm từ thép được bắt cố định xuống sàn có độ chắc chắn lớn. Phần khung di động gồm hai thanh kim loại bắt chéo mỗi bên. Phần khung di động này có thể xếp gọn lại hoặc giãn ra nhằm thay đổi chiều cao cho bàn nâng.

Được sử dụng trong nhiều tiệm sửa chữa
Các loại bàn nâng xe máy
Bàn nâng xe máy hay giàn nâng xe máy trên thị trường hiện nay được chia thành nhiều loại với các tiêu chí khác nhau:
Phân loại bàn nâng xe máy dựa vào cách thi công
Đối với tiêu chí thi công, chúng ta có 2 loại bàn nâng. Đó là:
– Bàn nâng xe máy loại bàn nổi: đây là những bàn nâng được lắp đặt có mặt bàn nổi trên mặt sàn. Có nghĩa là ngay cả khi hạ bàn xuống mức thấp nhất thì bàn nâng cũng sẽ cao hơn so với mặt sàn. Ưu điểm loại bàn nâng này là dễ thi công, dễ vệ sinh. Hạn chế là tính thẩm mỹ không cao, có thể bị va quệt, vấp ngã.
– Bàn nâng xe máy âm nền: là những bàn nâng xe được lắp đặt âm nền. Có nghĩa là khi hạ bàn nâng xuống mức thấp nhất thì phần mặt bàn sẽ bằng hoặc thấp hơn mặt sàn. Ưu điểm là có tính thẩm mỹ cao, gọn gàng. Nhưng hạn chế chính là khó thi công, khó vệ sinh.
Phân loại bàn nâng xe máy dựa vào cách thức vận hành, kết cấu

Bàn nâng xe máy có thiết kế nhỏ gọn
Với tiêu chí này thì những bàn nâng hạ xe máy cũng được chia thành 2 loại như sau:
– Bàn nâng xe máy loại đạp chân (bàn nâng cơ): Người dùng cần đạp chân để cho thiết bị nâng xe lên.
– Bàn nâng xe máy cơ – điện: Vận hành nhờ sự kết hợp giữa đạp chân và điện. Mà chủ yếu là dựa vào nguồn điện. Nhưng khi mất điện thì vẫn có thể đạp chân nên không bị gián đoạn quá trình làm việc.
Giá bàn nâng xe máy có đắt hay không?
Hầu hết những model bàn nâng xe máy đều được sản xuất trong nước. Những model này cũng được ưa chuộng hơn sản phẩm nhập ngoại vì có giá bán rẻ mà chất lượng không hề kém cạnh.
Chi phí lắp đặt 1 hệ thống bàn nâng xe còn phụ thuộc vào vị trí, địa điểm tiệm của bạn. Cụ thể như giá lắp đặt tại các thành phố lớn sẽ rẻ hơn đôi chút so với tại các tỉnh thành xa,…

Một tiệm có thể lắp nhiều bàn nâng tùy vào quy mô tiệm
Hiện nay, giá bàn nâng xe máy trung bình thường dao động từ 5 – 15 triệu đồng. Mức giá bán cũng tùy vào mẫu mã, hãng sản xuất, sức nâng,… Bạn có thể tham khảo bảng báo giá sau đây để có cái nhìn tổng quan về thị trường bàn nâng xe máy hiện nay.
Loại bàn nâng xe máy | Giá bán (VNĐ) |
Bàn nâng xe máy đạp chân dương nền | ~ 5.000.000 |
Bàn nâng xe máy điện – đạp chân dương nền | ~7.300.000 |
Bàn nâng xe máy điện âm nền | ~ 8.000.000 – 9.000.000 |
Bàn nâng xe phân khối lớn âm nền | ~ >16.000.000 |
Lưu ý: Đây chỉ là mức giá bán có tính chất tham khảo. Mức giá sẽ có sự sai khác giữa các đơn vị cung ứng cũng như thời điểm mua hàng.
Trên đây là những thông tin khái lược nhất về bàn nâng xe máy. Đây thực sự là thiết bị cần thiết cho tiệm sửa chữa của bạn đấy. Hãy lựa chọn cho mình những model phù hợp nhất nhé.