Có mấy loại tháp giải nhiệt? Đặc điểm của mỗi loại
Thực tế cho chúng ta thấy hiện nay có rất nhiều loại tháp hạ nhiệt khác nhau. Mỗi một tiêu chí phân loại lại có những loại tháp giải nhiệt khác nhau. Mặc dù có nhiều loại tháp khác nhau, nhưng chức năng cơ bản của tất cả các loại này đều giống nhau vì chúng đều có chung mục đích là tản nhiệt từ hệ thống vào không khí thông qua bay hơi. Cụ thể từng tiêu chí như sau:
Có mấy loại tháp giải nhiệt dựa theo hình dáng thiết kế?
Lấy hình dáng thiết kế để làm tiêu chí phân loại thì những model này được chia thành 2 loại chính đó là tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông.
Tháp giải nhiệt nước hình tròn

Tháp giải nhiệt tròn có cấu tạo dạng khum tròn đơn lẻ
Đây là loại tháp hạ nhiệt có cấu tạo dạng khum tròn đơn lẻ. Nó được lắp đặt phổ biến trong các lĩnh vực như điều hòa không khí, ép nhựa hoặc công nghiệp đông lạnh,… Loại tháp này đa dạng công suất từ 5RT đến tận cả nghìn RT (tấn lạnh).
Loại tháp này được đánh giá là ít hao hụt áp suất. Với thiết kế hình tròn nên khi vận hành, nó không chịu ảnh hưởng từ các hướng gió. Cho nên tình trạng hao hụt áp suất phía bên trong tháp là không đáng kể. Từ đó góp phần đảm bảo cho tháp hạ nhiệt hoạt động một cách hiệu quả và kinh tế nhất.
Tháp giải nhiệt hình vuông
Loại tháp này được thiết kế dạng hình khối. Nó ít được sử dụng đơn rẻ mà thường là sự kết hợp của nhiều tháp hạ nhiệt với nhau để tạo thành một tổ hợp lớn. Chính vì thế nên nó được sử dụng chủ yếu tại các doanh nghiệp có quy mô lớn. Công suất làm lạnh của tháp có thể lên tới và nghìn tấn lạnh. Ví dụ như model tháp giải nhiệt Kumisai KMS 300RT*4cell*2 tổ. Model này sẽ gồm 2 tổ tháp hạ nhiệt. Với mỗi tổ là 4 tháp nhỏ tổng công suất là 2400RT cho cả 2 tổ.
Tháp giải nhiệt loại vuông có các tấm giải nhiệt trải rộng, cho bề mặt tiếp xúc với không khí lạnh rộng hơn. Do đó, mà hiệu quả làm mát nước của tháp vuông được đánh giá là cao hơn tháp tròn.

Tháp hạ nhiệt vuông có thiết kế dạng vuông
Phân loại tháp hạ nhiệt theo nguyên lý hoạt động
Có mấy loại tháp giải nhiệt trên thị trường hiện nay. Dựa vào nguyên lý hoạt động thì chúng ta có thể phân chia tháp thành 3 loại là tháp đối lưu tự nhiên và tháp đối lưu cơ học và tháp có luồng khí tự nhiên:
Tháp đối lưu tự nhiên
Đây là một trong những loại tháp giải nhiệt được nhiều người ưa chuộng. Nước nóng trong loại này chảy từ phía trên xuống và không khí từ phía dưới đi lên phía trên. Ưu điểm của loại này là tiêu thụ điện năng thấp hơn so với loại xuyên dòng. Thêm vào đó, việc bảo trì dễ dàng. Không những thế, giá cả phải chăng và thiết kế cũng nhỏ gọn hơn so với nhiều loại khác.
Tháp đối lưu cơ học
Là loại tháp sử dụng quạt lớn để hút khí cưỡng bức trong dòng nước quá nhiệt, tăng thời gian tiếp xúc giữa nước quá nhiệt và không khí lạnh. Hiệu suất giải nhiệt của loại tháp này phụ thuộc vào đường kính, tốc độ của quạt và tấm tản nhiệt của hệ thống.
Loại tháp này được coi là kém hiệu quả hơn loại đối lưu tự nhiên. Thêm vào đó, nó có mức tiêu thụ điện năng cao hơn vì loại này cần nhiều không khí hơn để hoàn thành quá trình làm mát. Do thời gian tiếp xúc với luồng không khí ít hơn.
Tháp giải nhiệt có luồng khí tự nhiên
Hình dạng và thiết kế kiểu tháp này cho phép luồng không khí lưu thông tự nhiên khắp tháp. Quy luật về mật độ khác nhau giữa không khí ấm và không khí xung quanh làm cho quá trình giảm nhiệt có thể thực hiện được. Không khí ấm và ẩm thường dễ bay hơi hơn không khí mát cho nên chúng sẽ bay hơi qua tháp đi ra ngoài. Trong khi đó, không khí mát và khô bên ngoài tháp sẽ ở dưới thấp. Quá trình này xảy ra theo vòng lặp và kết quả là làm nước lạnh đi. Tháp gió tự nhiên thường được đặt bên ngoài tòa nhà để có luồng không khí thích hợp.

Có mấy loại tháp giải nhiệt theo luồng khí tự nhiên: đối lưu cơ học và đối lưu tự nhiên
Phân loại tháp giải nhiệt dựa vào cơ chế tuần hoàn nước
Có mấy loại tháp giải nhiệt dựa theo cơ chế tuần hoàn nước. Dựa theo tiêu chí phân loại này thì tháp giải nhiệt này được phân chi thành một số loại sau đây.
Tháp giải nhiệt nước không tuần hoàn
Loại tháp làm mát nước này thường lấy nước từ những nơi có trữ lượng nước dồi dào như sông, hồ,… Nguyên nhân là vì loại tháp này được thiết kế vận hành không thể tái sử dụng nước cho nên cần những nguồn nước có chi phí rẻ để tiết kiệm kinh phí. Trước khi nước được đưa vào hệ thống thì cần phải xử lý để chống cáu cặn cũng như xuất hiện vi sinh vật làm hư hỏng, ảnh hưởng đến chất lượng của tháp.
Tháp giải nhiệt tuần hoàn kín
Đây là loại tháp hạ nhiệt nước không loại bỏ nguồn nước sau quá trình làm mát. Thay vào đó, thiết bị luôn giữ lại một lượng nước cố định trong đường ống. Tương tự như trên, để loại tháp này đảm bảo chất lượng thì chúng ta cũng cần có giải pháp chống ăn mòn để ngăn cáu cặn, ngừa vi sinh vật theo thời gian.

Tháp giải nhiệt rất đa dạng theo cơ chế tuần hoàn nước
Tháp tuần hoàn hở
Là loại tháp tản nhiệt nước được sử dụng phổ biến hiện nay. Nước tuần hoàn bị hao hụt do quá trình bay hơi sẽ liên tục được cung cấp bù bằng một lượng tương đương. Cho nên chất lượng cũng sẽ thay đổi liên tục. Vì là dạng tháp hở cho nên người sử dụng cần thường xuyên theo dõi, kiểm tra để tiến hành vệ sinh thiết bị. Để đảm bảo chất lượng cũng như ngăn ngừa tối đa hiện tượng ăn mòn, cáu cặn….
Hy vọng những thông tin trên đây có thể giúp bạn biết được có mấy loại tháp giải nhiệt. Hầu hết các thương hiệu tháp giải nhiệt lớn hiện nay như Kumisai, Alpha, Liang Chi, Tashin,… đều cung ứng đầy đủ các loại tháp giải nhiệt. Hãy lựa chọn những model phù hợp nhất cho quy mô nhà xưởng, doanh nghiệp của mình nhé.