Cầu nâng 1 trụ là thiết bị được ứng dụng trong việc nâng hạ ô tô lên xuống để phục vụ cho việc rửa xe. Đây là thiết bị quan trọng và được sử dụng nhiều trong các tiệm hay các trạm rửa xe ô tô chuyên nghiệp. Với thiết bị chuyên dụng này thì các thợ rửa xe có thể dễ dàng loại bỏ được các vết bẩn kể cả những vị trí khó rửa tới nhất như gầm xe.
Cầu nâng 1 trụ được ứng dụng rất phổ biến trong các tiệm rửa xe
Cầu nâng 1 trụ được thiết kế với 1 chân trụ và bàn nâng hình chữ H. Chân trụ này được cấu thành bởi vật liệu cực kỳ chắc chắn bên ngoài lại được quét thêm lớp mạ crom chống gỉ nên đặc biệt chắc chắn và an toàn. Đặc biệt nhiều loại cầu nâng 1 trụ còn có khả năng xoay 360 độ nên tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho mọi góc rửa xe.
Thiết bị nâng 1 trụ không sử dụng điện mà hoạt động dựa trên nguyên lý khí nén áp lực cao thủy lực để bơm dầu giúp hệ thống nâng hạ.
Kích thước cầu nâng 1 trụ chuẩn nhất hiện nay
Trên thị trường hiện nay đang có hai loại cầu nâng 1 trụ được sử dụng phổ biến nhất là:
Chính vì vậy mà bài viết này chúng ta sẽ đi sâu tìm hiểu về kích thước cầu nâng 1 trụ của hai loại giàn nâng này.
Theo nghiên cứu thì chiều dài ty nâng của cầu nâng 1 trụ Việt Nam là 2,1m. Phần cầu nâng rửa xe sẽ được chia ra làm hai phần đó: là phần lõi ty và vỏ bọc của ty nâng.
Bản vẽ về kích thước
cầu nâng 1 trụ nổi Ấn Độ
Theo nghiên cứu của các chuyên gia thì chiều dài ty nâng của cầu nâng Ấn Độ là 2.2m. Phần ty nâng cũng được chia thành 2 loại như của Việt Nam là lõi ty nâng và vỏ ty nâng.
Như vậy hai thiết bị cầu nâng của Việt Nam và Ấn Độ chỉ khác nhau về chiều dài của ty nâng còn các thông số về đường kính của ty và chiều cao nâng thì hoàn toàn giống nhau.
Trong đó để tiện cho việc tính toán diện tích thi công và lắp đặt cầu thì ta có thêm một vài thông số về bàn nâng của hai loại là bàn nâng nổi và bàn nâng âm.
Khi tiến hành đào móng để lắp đặt cầu nâng 1 trụ dựa trên các thông số về kích thước đưa ra ở trên thì người thực hiện cũng cần quan tâm một vài thông số sau đây:
Miệng móng lắp đặt cầu nâng 1 trụ phải có diện tích tối thiểu là 1m2. Tuy là diện tích tối thiểu nhưng người thực hiện có thể đào rộng thêm một chút nhưng đừng to quá nếu không sẽ rất khó trong việc lắp đặt.
Tổng chiều dài của thiết bị nâng 1 trụ sẽ là 4,6m, cộng thêm với đường dẫn ở đầu và cuối của mỗi bên là 0,2m thì ta sẽ có tổng chiều dài là 5m. Chính vì vậy nếu bạn muốn sử dụng cầu nâng 1 trụ quay 360 độ được thì cần phải lưu ý điều này. Loại bỏ các chướng ngại vật trong phạm vi mà thiết bị quay tối thiểu là 3m. Như vậy diện tích dùng cho giàn nâng rửa xe sẽ là 6m2.
Bản vẽ quy trình làm móng cầu nâng 1 trụ
Như ở trên đã nói thì chiều dài của ty Việt Nam là 2,1m còn của Ấn Độ là 2,2m. Chính vì vậy khi đào móng thì người thực hiện cần phải đảm bảo độ sâu của móng là 2,4 – 2.5m. Sau đó đổ thêm một lớp bê tông gia công ở bên dưới dày khoảng 0,2 – 0,3m.
Để đảm bảo cho hoạt động nâng hạ của cầu nâng không bị chạm mái thì chiều cao mái phải từ 4m trở lên mới đạt. Trong đó chiều cao của ty nâng sẽ là 1,5m cộng thêm chiều cao của ô tô là 2,3 – 2,5m nữa. Nếu tuân thủ theo những chỉ tiêu như trên thì người dùng có thể sử dụng thiết bị và nâng được hầu hết các loại xe với sức nâng cho phép.
Mặc dù kích thước hố móng của các thiết bị đã được thể hiện hết trên bản vẽ và được tính toán kỹ. Nhưng tùy thuộc vào địa chất của mỗi khu vực thì các thông số về móng đào lại không giống nhau.
Một vài lưu ý trong quá trình làm móng cầu nâng 1 trụ
Trên đây là toàn bộ thông tin bài viết về kích thước cầu nâng 1 trụ và những điều cần lưu ý trong quá trình thi công, lắp đặt cầu nâng. Hy vọng những chia sẻ chi tiết tại bài viết trên sẽ giúp bạn lắp đặt thiết bị cầu nâng 1 trụ một cách chính xác nhất.
Xem thêm bài viết liên quan: